MỤC LỤC BÀI VIẾT
Liposome là gì? Ứng dụng công nghệ Liposome
Ngày nay với sự phát triển của khoa học kỹ thuật đã cho ra đời nhiều công nghệ bào chế dược mỹ phẩm, mỹ phẩm như: Nanocapsule, Nano vàng, Nano bạc…
và chắc chắn không thể thiếu công nghệ mới quan trọng là Liposome giúp thúc đẩy đột phá trong bào chế dược mỹ phẩm, mỹ phẩm. Vậy Liposome là gì? Ứng dụng công nghệ Liposome trong dược mỹ phẩm như thế nào?. Để hiểu hơn chúng ta sẽ đi vào chi tiết trong bài viết dưới đây.
Liposome là gì?
Công nghệ Liposome giúp tạo ra những tiểu phân tử hình cầu, kích thước siêu nhỏ, cấu trúc gồm một hoặc nhiều lớp màng phospholipid kép bao quanh lõi chứa hoạt chất.
Công nghệ Liposome tạo ra phương tiện chứa và vận chuyển các hoạt chất, các dưỡng chất tới đúng mô, tế bào trong cơ thể và theo đúng liều lượng, tỷ lệ cụ thể. Nhờ đó, công nghệ này được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực khác nhau như: mỹ phẩm, dược mỹ phẩm và dược phẩm.
Liposome hình thành như thế nào?
Liposome được hình thành từ phospholipid có cấu trúc lưỡng tính bao gồm phần đầu ưa nước và phần đuôi kỵ nước. Khi các phospholipid ở trong dung dịch nước, các đuôi kỵ nước đối mặt với nhau để tránh nước và tạo thành một lớp kép phospholipid trong khi các đầu ưa nước hình thành liên kết hydro với các phân tử nước.
Lớp kép lipid sẽ tạo thành một khối cầu kín (liposome) để loại trừ hoàn toàn nước khỏi đuôi kỵ nước.
Những tính năng vượt trội của công nghệ Liposome
– Hòa tan hiệu quả các khoáng chất khó tan như sắt, magie, kẽm,…..
– Tăng khả năng hấp thu của màng tế bào với hoạt chất, dưỡng chất
– Giảm thiểu tác dụng phụ của các loại thuốc điều trị với cơ thể
– Cung cấp phospholipid giúp bảo vệ màng tế bào và các bộ phận trong cơ thể như dạ dày, tá tràng,…
– Nâng cao tính an toàn và hiệu quả của các thành phần hoạt chất
– Giảm độc tính và các tác dụng bất lợi khác
– Khả năng đồng hóa và tính tương hợp sinh học tổng thể cao
Ứng dụng của công nghệ Liposome trong mỹ phẩm
3 loại liposome chính trong mỹ phẩm
– Transferosomes có tác dụng để phân phối thuốc, hoạt chất trực tiếp qua da. Transferosomes được tạo thành từ phospholipid, cholesterol với sự bổ sung một số chất hoạt động bề mặt như natri cholate
– Niosomes là những túi nhỏ gồm chất hoạt động bề mặt ion từ polyglycerol alkyl hoặc dialkyl lớp ete. Sử dụng niosomes rất hữu ích do nó có thể cải thiện hiệu quả của sản phẩm và tăng khả năng thâm nhập, tăng khả năng tác dụng sinh học của các thành phần kém hấp thu, và tăng cường sự ổn định của thuốc/ hoạt chất.
– Ethosome là những túi nhiều lớp mềm và linh hoạt cho phép thành phần nhập sâu vào các lớp da và lớp sừng.
Tác dụng
Công nghệ Liposome được sử dụng để sản xuất mỹ phẩm rất tốt. Công nghệ Liposome mang lại những tác dụng sau:
– Nhờ có lớp tiếp dẫn phospholipid (Lecithin), các loại mỹ phẩm sản xuất theo công nghệ Lipsome có khả năng thẩm thấu sâu vào trong da với hàm lượng chính xác.
– Nhờ dưỡng chất thấm sâu vào tận lớp hạ bì của da, những tế bào da bị tổn thương nằm ở sâu nhất vẫn có thể thẩm thấu hợp chất
– Giảm thiểu tối đa tác dụng phụ, an toàn khi sử dụng đem lại hiệu quả cao hơn nhiều lần so với loại dùng công nghệ thường
– Tăng cường độ ổn định cho nhiều hoạt chất bị suy thoái mất đi hiệu năng trước tác động của môi trường
>>> Liên kết hữu ích: Gia công mỹ phẩm độc quyền giá rẻ
Một số mỹ phẩm sử dụng công nghệ liposome
Ứng dụng của công nghệ Liposome điều chế dược mỹ phẩm
Dược mỹ phẩm được bào chế theo công nghệ Liposome trở thành các phân tử siêu nhỏ dễ dàng đi sâu nhờ chất tiếp dẫn phospholipid thẩm thấu vào trong cấu trúc da đến tận lớp hạ bì. Và từ đó tìm đến những tế bào hư tổn để giải phóng hoạt chất, giúp nồng độ hoạt chất tại các vị trí tác động đạt mức cao nhất, an toàn nhất cho da.
Cùng với đó là cấu trúc màng lipid của công nghệ Liposome tương đồng với cấu trúc màng tế bào, có thể dung hợp với nhau để giải phóng lượng hoạt chất bên trong đó. Mang đến hiệu quả hấp thụ hoạt chất của tế bào tăng.
Chính vì thế đây là công nghệ làm đẹp hiệu quả và an toàn hơn so với dược mỹ phẩm thông thường.
Ứng dụng trong công nghệ sinh học
Trong lĩnh vực sinh học công nghệ liposome làm tăng khả năng vận chuyển các hợp chất để nghiên cứu công nghệ sinh học như: các gen nhân bản, protein tái tổ hợp, các oligonucleotide antisense,…
Không những thế công nghệ liposome hiện đại vừa có khả năng đồng hóa cũng vừa như tính tương hợp sinh học được nâng cao. Đồng thời liều lượng hoạt chất và thời gian tác dụng chính xác là một trong những điểm khiến liposome trở thành công nghệ không thể thiếu trong lĩnh vực sinh học.
Công nghệ liposome đã trở thànhh đột phá trong các ngành mỹ phẩm và nhiều ngành công nghiệp khác. Trong tương lai, công nghệ này sẽ còn ứng dụng vào nhiều ngành khác mang đến hiệu quả tối ưu.
Hy vọng những thông tin trên có thể giúp các bạn hiểu hơn về Liposome là gì và các ứng dụng của nó trong mỹ phẩm, dược mỹ phẩm và sinh học.